Dạy Trẻ Mầm Non Tính Tự Giác Thế Nào ?

DẠY TRẺ MẦM NON TÍNH TỰ GIÁC THẾ NÀO

Tự giác không phải là đức tính có sẵn trong trẻ, tự giác chính là do rèn luyện từ những thói quen tích cực mà thành. Dạy con tính tự giác ngay từ khi còn nhỏ độ tuổi mầm non sẽ giúp con có ý thức tự chủ cũng như điều chỉnh được mọi hành vi giao tiếp, ứng xử của mình sau này. Cùng Hệ Thống Trường Mầm Non Song Ngữ Mỹ Sài Gòn USS tìm hiểu về phương pháp rèn tính tự giác cho trẻ mầm non qua bài viết dưới đây nhé.

Dạy trẻ tính tự giác vào giai đoạn nào

Theo nghiên cứu từ nhiều chuyên gia giáo dục, giai đoạn trẻ 3 tuổi chính là lúc trẻ nhận thức rõ được mọi thứ xung quanh, bắt đầu có cái tôi cá nhân. Trẻ bắt đầu có sự kết nối và mở rộng mối quan hệ bạn bè, tò mò về mọi thứ xung quanh hay thậm chí là bộc lộ tính ích kỷ, ngang ngạnh. Đây là giai đoạn cực kỳ phù hợp để dạy trẻ tính tự giác và rèn luyện lại thái độ, cách cư xử của con tốt nhất.

Dạy trẻ tính tự giác thế nào?

Hãy hướng dẫn con tự làm mọi thứ, ngay cả khi có sai sót

Ba mẹ hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như dạy con đánh răng đúng cách, xếp quần áo ngăn nắp và giữ gìn bàn học gọn gàng,…Hãy hướng dẫn con từ từ và lặp lại sự chỉ dẫn này một cách thường xuyên để con ghi nhớ thật kỹ. Việc dạy trẻ luôn cần phải kết hợp với động viên, nhắc nhở và khen ngợi mỗi khi con làm tốt một công việc nào đó.

Tạo hứng thú cho trẻ

Biến những hoạt động mang tính chất bổn phận thành những trò chơi thú vị chính là cách thức đơn giản nhất giúp trẻ hứng thú với công việc. Chẳng hạn như ba mẹ muốn con tự mặc quần áo, hãy rủ con cùng tham gia trò chơi “thỏ mặc quần áo nhanh”. Ba mẹ muốn con rửa mặt, hãy cùng nhau chơi trò “mèo con rửa mặt”. Ngoài ra, mẹ có thể dạy con bài thơ mầm non, vẽ trường mầm non với những chủ đề liên quan đến tính tự giác. Từ những việc nhỏ nhặt nhất cho đến những việc lớn hơn, trẻ đều mang trong mình sự thích thú khi thực hiện.

Tuyệt đối không dùng hình thức phạt mắng, đánh đòn

Nhiều bậc phụ huynh Việt vẫn còn giữ cách giáo dục “thương cho roi cho vọt”. Đây thực sự là một cách giáo dục sai lầm và không hề có tác dụng trong quá trình rèn luyện tính tự giác cho trẻ. Trẻ thực hiện công việc một cách ấm ức và không tự nguyện. Từ đó, trẻ sẽ có cảm giác ghét bỏ, chán nản và làm qua loa. Như vậy, trẻ sẽ không thực sự hình thành nên tính tự giác mà chỉ coi đó như một nghĩa vụ cần thực hiện.

Rèn tính tự giác cho trẻ ở trường mầm non là việc làm hết sức cần thiết, đây chính là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất, hình thành phẩm chất đạo đức tốt và tính tự lập sau này.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *